Vật lý trị liệu & các phương pháp điều trị cơ bản

PhaNa

New member

Vật lý trị liệu là gì?​

Vật lý trị liệu là phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc. Bằng cách sử dụng các yếu tố vật lý như vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt… tác động lên cơ thể người bệnh giúp cơ thể phục hồi các chức năng suy giảm, vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vật lý trị liệu là dịch vụ được cung cấp bởi nhà vật lý trị liệu cho cá nhân và tập thể nhằm phát triển, duy trì và hồi phục tối đa khả năng di chuyển và chức năng hoạt động suốt đời. Dịch vụ này được cung cấp khi khả năng di chuyển và chức năng bị suy giảm bởi tuổi tác, chấn thương, đau, bệnh tật, hội chứng hoặc các điều kiện bên ngoài, ảnh hưởng tới vận động chức năng cơ bản.
vat ly tri lieu.jpg
Theo các bác sĩ, đây là một trong những phương pháp dựa trên khoa học vật lý để giúp mọi người chữa trị bệnh mà không phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không phải bệnh lý nào cũng có thể áp dụng phương thức điều trị này.

Vật lý trị liệu bao gồm tương tác giữa nhà vật lý trị liệu, bệnh nhân, các chuyên gia y tế khác, gia đình, người chăm sóc và cộng đồng trong một quá trình bao gồm khám xét khả năng vận động và đặt mục tiêu, sử dụng kiến thức và kỹ năng của nhà vật lý trị liệu.
Nhờ tính an toàn và mức độ hiệu quả cao trong điều trị mà khá nhiều bệnh nhân cảm thấy hài lòng với phương pháp vật lý trị liệu. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng, sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý về việc vận dụng cách thức điều trị này sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học vật lý mà ngày càng có thêm nhiều phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị cho bệnh nhân. Điển hình như chữa trị bằng lực cơ học, các dạng sóng âm, nhiệt độ, ánh sáng,...

Theo Hiệp hội APTA (một tổ chức chuyên về trị liệu vật lý của Hoa Kỳ) cho biết, phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân điều trị các tổn thương về thể chất. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng rất hiệu quả đối với những bệnh lý bẩm sinh như khuyết tật và các vấn đề liên quan như chấn thương. Do đó, mọi người có thể lựa chọn cách thức này để can thiệp trong quá trình chữa trị.

Các phương pháp phổ biến trong vật lý trị liệu​

Ngoài mức độ hiệu quả cao thì trong vật lý trị liệu còn có khá nhiều phương pháp giúp bác sĩ dễ dàng lựa chọn những cách thức phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân. Thực tế, trong y khoa các phương pháp trị liệu vật lý phổ biến gồm:

Tác nhân cơ - động học kéo dãn​

Đây là một trong những phương pháp vận dụng lực cơ học để làm giãn các khoang đốt sống bằng cách tác động một lực phù hợp vào cột sống. Dưới sự tác động này, cơ thể bệnh nhân được can thiệp hiệu quả với những tác dụng như:
keo-gian-cot-song-chua-thoat-vi-dia-dem.jpg
  • - Hạn chế những tác động gây áp lực lên nội đĩa đệm mặc dù các đốt sống bị tách xa. Đồng thời, kích thích sự thẩm thấu dung dịch và các chất dinh dưỡng cũng như làm giảm bớt diện tích bị lồi ra của đĩa đệm.
  • - Giúp khắc phục khoảng trống của các đốt sống nằm lệch nhau. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp điều chỉnh tình trạng cong vẹo cột sống, hạn chế khả năng gây đau do dây thần kinh bị chèn ép.
  • - Góp phần làm giãn các cơ cũng như giảm thiểu triệu chứng đau và tình trạng lệch (vẹo) cột sống ở bệnh nhân.
Theo bác sĩ, đây là một trong những phương pháp vật lý trị liệu tại nhà dễ vận dụng nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân cần có sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật và trong giai đoạn đầu nên tập luyện cùng kỹ thuật viên để nắm bắt các bài tập một cách tốt nhất. Ngoài ra, liệu pháp này thường có tác dụng rất tốt đối với những bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý như: đau hoặc cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm,...

Phương pháp vận động​

Phương pháp vận động trong vật lý trị liệu thường được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn tập luyện để phục hồi chức năng cơ thể dựa trên những tác dụng như:

- Hỗ trợ điều hòa chức năng vận động ở bệnh nhân.
- Giúp phục hồi các chức năng của khớp xương cũng như cải thiện khả năng vận động của bộ phận này.
- Tăng cường sức khỏe cho cơ thể cũng như rèn luyện khả năng chịu đựng của các cơ.
thanh song song tap vat ly tri lieu.jpg

Ngoài ra, sự đa dạng về kỹ thuật vận động cũng giúp quá trình điều trị của bệnh nhân đạt được hiệu quả tích cực, chẳng hạn như:
- Vận động thụ động: thường tập luyện cho những bệnh nhân không có khả năng vận động nhằm hạn chế khả năng bị teo cơ hoặc cứng khớp do ít hoạt động.
- Vận động chủ động: áp dụng cho những đối tượng có khả năng tự thực hiện động tác mà không cần sự hỗ trợ của kỹ thuật viên.
- Vận động chủ động có hỗ trợ: thường được thực hiện cho những bệnh nhân có khả năng vận động kém, cần có sự trợ giúp của công cụ hoặc kỹ thuật viên.
- Vận động có trợ lực: phương pháp này thường kết hợp với các công cụ đi kèm để tăng thêm lực. Nhằm gia tăng sức chịu đựng của cơ thể nhờ sự kích thích của công cụ (như lò xò, vật nặng,...).
- Vận động kết hợp động tác: là cách thức luyện tập kết hợp với những bài tập như đạp xe, đi bộ,... Phương pháp vật lý trị liệu tại nhà này mang lại hiệu quả rất tốt cho bệnh nhân.

Tác nhân vật lý​

Tác nhân vật lý được đánh giá là một cách thức chữa trị khá thụ động và chỉ có thể áp dụng tạm thời. Tuy nhiên, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả tức thời, giảm đau cho người bệnh. Do đó, những bệnh nhân lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng thường áp dụng điều trị bằng các tác nhân vật như:
thuy tri lieu.jpg

- Trị liệu bằng nhiệt (có thể nóng hoặc lạnh): đối với trị liệu nóng, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ làm giãn mạch tại một vị trí hoặc toàn thân dựa trên cơ chế của phản xạ. Nhờ đó mà bệnh nhân giảm triệu chứng đau hoặc tình trạng viêm và nhanh chóng phục hồi tổn thương. Ngược lại, với liệu pháp lạnh, bệnh nhân được giúp co mạch, giảm khả năng dẫn truyền trên các dây thần kinh chủ và sự chuyển hóa của thần kinh.

- Trị liệu bằng nước: là hình thức vật lý trị liệu sử dụng nước để tác động lên cơ thể nhằm chữa lành những tổn thương dựa trên đặc tính riêng. Thực tế, hầu hết mọi người không biết rằng, nước là một dẫn chất rất tốt đối với các mô của cơ thể.

- Trị liệu bằng ánh sáng: bệnh nhân có thể sử dụng ánh sáng từ đèn hồng ngoại, tử ngoại hay kể cả ánh sáng mặt trời để chữa bệnh. Cách thức điều trị bệnh này chủ yếu dựa trên những bức xạ tồn tại trong ánh sáng. Những tia bực xạ này có thể loại bỏ vi khuẩn, kích thích sự sản sinh và phát triển của những tế bào bên trong.

- Trị liệu bằng điện: là cách thức sử dụng năng lượng điện để kích thích dây thần kinh và các cơ. Sự tác động này giúp cơ được co lại, rèn luyện khả năng vận động của cơ và khớp. Mặt khác, điện trị liệu còn giúp giải phóng những chất dẫn truyền của dây thần kinh, điển hình như serotonin, endorphin,...

- Trị liệu bằng sóng : như sóng siêu âm, sóng ngắn...tác động trực tiếp vào các mô, cơ quan tổn thương, đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Đặc điểm ngành vật lý trị liệu​

Vận động là một nhu cầu tất yếu của sức khỏe và phụ thuộc vào khả năng phối hợp dịch chuyển nhiều cấp độ của cơ thể con người. Việc vận động bị ảnh hưởng bởi ý thức và nhiều yếu tố bên trong và ngoài. Vật lý trị liệu hướng đến giải quyết nhu cầu và khả năng vận động của cá nhân và tập thể.

Các cá nhân có khả năng thay đổi do phản ứng với các yếu tố sinh lý, tâm lý, xã hội và môi trường. Tâm lý, sinh lý và tinh thần ảnh hưởng đến cách nhìn bản thân của mỗi cá nhân và cho họ khả năng tự thấy được nhu cầu và mục tiêu vận động. Các nguyên tắc đạo đức yêu cầu nhà vật lý trị liệu phải nhận biết được khả năng độc lập của bệnh nhân hoặc người bảo hộ trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Nhà vật lý trị liệu có thể hướng đến can thiệp cho một số cộng đồng nhất định. Cộng đồng có thể bao gồm các quốc gia, các thành phố, vùng, nhóm thiểu số hoặc các nhóm khác (ví dụ: khám sàng lọc vẹo cột sống ở trẻ em đi học và chương trình giảm thiểu ngã ở người già).

Một phần quan trọng của vật lý trị liệu là việc tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân/gia đình hoặc người chăm sóc để tạo nên khả năng hiểu biết nhu cầu của nhau. Việc tương tác này rất quan trọng trong việc thay đổi sự hiểu biết cơ thể và hành vi vận động một cách tích cực trong việc nâng cao sức khỏe. Các thành viên khác của nhóm liên ngành (nhóm gồm nhiều bác sĩ của các ngành khác nhau cùng hợp tác) cũng cần phải tương tác với nhau và với bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc để xác định nhu cầu và mục tiêu cho can thiệp vật lý trị liệu. Nhà vật lý trị liệu cũng làm việc với ban quản lý và hành chính để cung cấp thông tin, phát triển và thành lập các chính sách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Nhà vật lý trị liệu là người hành nghề độc lập đã qua đào tạo chuyên nghiệp cơ bản. Nhà vật lý trị liệu sử dụng kiến thức nghề nghiệp để đưa ra đánh giá có tác động đến quá trình điều trị và hồi phục chức năng của bệnh nhân/cộng đồng.

Chẩn đoán trong vật lý trị liệu là kết quả của một quá trình lý luận lâm sàng dẫn đến nhận biết các hạn chế sinh lý, giới hạn hoạt động, giảm thiểu khả năng tham gia, ảnh hưởng của môi trường hoặc dị tật. Mục tiêu của chẩn đoán nhằm hướng dẫn nhà vật lý trị liệu trong việc xác định tiên lượng và phương pháp điều trị/can thiệp tốt nhất cho bệnh nhân và chia sẻ thông tin với họ. Trong quá trình chẩn đoán, nhà vật lý trị liệu có thể cần thêm thông tin từ các chuyên viên y tế khác. Nếu quá trình chẩn đoán xuất hiện các dấu hiệu bên ngoài khả năng nhận biết và kiến thức của nhà vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ được chuyển sang cho bác sĩ khác phù hợp hơn.

Nhiệm vụ y tế của vật lý trị liệu​

vat ly tri lieu.png

Đối tượng của phục hồi chức năng : Người giảm chức năng, người khuyết tật, người bệnh
Đối tượng của vật lý trị liệu : Toàn dân
Phòng bênh : Trẻ sơ sinh, vẹo cổ, bàn chân khoèo, bại não, vẹo cột sống tuổi học đường, phòng đau lưng, cổ vai gáy, té ngã tuổi già, cứng khớp, phổi, tim mạch, cơ xương chậu
Chữa bênh : Cứng khớp sau mổ, đau lưng, cổ, vai, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, chỉnh dáng đi …
Phục hồi chức năng : Sau tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, cụt chi, chấn thương khác …
Duy trì, nâng cao sức khỏe : Tập luyện hàng ngày, tập luyện cho vận động viên
 
Thẻ
cách vật lý trị liệu máy kéo giãn cột sống ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng phương pháp vật lý trị liệu thiết bị vật lý trị liệu vật lý trị liệu vật lý trị liệu là gì vltl

Danh mục

Tin Mới Đăng

Trang cá nhân

LIÊN HỆ BÁO GIÁ : 0938877335

Cát Mộc Healthcare Design​

CN miền Nam: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh
CN miền Bắc: HH01-39 Vinhomes Star City, tỉnh Thanh Hóa.
CN miền Trung: 219 Nguyễn Du, TP. Quảng Ngãi
CN Phú Quốc: E1-26 KĐT Mới Bắc Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.
Email : chd@cmg.vn
Hotline : 1900 75 75 76
Mobile : 090 919 76 88
cat moc healthcare design.png
Airseaglobal - Dịch vụ nhập khẩu thiết bị y tế
Ngọc Huyền 0941258807 (zalo/tel)
Chuyên optic tai mũi họng Shenda bao giá thị trường!
ĐT / Zalo : 0923656888
QVMED - Chuyên thiết bị vật lý trị liệu, PHCN, đông y
Thiết bị y tế Quang Vinh - lấy chất lượng tạo nên uy tín.
Hotline 0947339225
Website: https://thietbiytequangvinh.vn

Tài liệu mới

Bên trên